Cách lắp đèn ray nam châm đúng kỹ thuật
Cách lắp đặt đèn ray nam châm khá dễ và người dùng có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, việc lắp đặt cũng cần tìm hiểu cẩn thẩn để đảm bảo đúng kỹ thuật, giúp đèn hoạt động an toàn, ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
Lắp đặt thanh ray nam châm
- Với thanh ray nam châm lắp âm (thanh ray nam châm âm trần): Để lắp đặt thanh ray này bạn cần lắp đồng thời với quá trình làm trần thạch cao (nếu có). Điều này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tiến độ của một công trình. Theo bản vẽ của kiến trúc sư, đội thạch cao và lắp đèn sẽ định vị hệ đèn trên khung xương thạch cao trước. Từ đó sẽ cố định và bắt vít liên kết thanh ray và hệ trần. Sau khi đã cố định được ray nam châm, người thợ sẽ tiến hành đi hệ thống dây điện chờ ở trên trần thạch cao để cung cấp nguồn điện cho hệ ray này.
- Với thanh ray lắp nổi hoặc thả trần: Cách lắp đặt ray nam châm này sẽ dễ dàng hơn. Loại ray này được sử dụng khi phần thi công trần nhà đã hoàn thiện, vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Lúc này việc lắp ray âm sẽ mất nhiều thời gian và dễ làm hỏng trần. Lựa chọn thanh ray nam châm lắp nổi hoặc thả trần sẽ là sự lựa chọn đơn giản và tối ưu nhất. Người thợ chỉ cần khoan và thả dây cáp treo xuống. Sau đó sử dụng các phụ kiện để lắp đặt ray và kết nối chúng thành một khối. Việc lắp đặt này nên có sự tư vấn của kiến trúc sư. Cuối cùng là bước cấp điện cho hệ ray.
Lắp đặt đèn ray
Trước khi quyết định lắp đặt đèn ray nam châm, bạn đã chọn được mẫu đèn phù hợp cho ngôi nhà của mình. Chính vì vậy, bước lắp đặt đèn ray này vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng. Khi ray đã được định vị, bạn chỉ cần đưa đèn vào ở những vị trí mà bạn đã định trước. Tuy vậy, sau khi lắp đèn bạn cũng có thể thay đổi vị trí của những đèn này để tạo ra một bộ đèn ray nam châm trang trí hoàn hảo nhất.